Năng lực công ty
A- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM
- Việt Nam thuộc vùng Đông Nam châu Á với tổng diện tích đất liền ước tính khoảng 331.688 km2. Đất nước có hình chữ "S", dài và hẹp, chiều rộng từ Tây sang đông khoảng 600 km và hẹp nhất là 50 km. Việt Nam có đường biên giới phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia, phía đông nam tiếp giáp với Biển đông và phía tây nam giáp với vịnh Thái Lan. Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.400 km, không kể các Đảo và Quần đâỏ. Phía Nam có khí hậu nhiệt đới, trong khi đó nhiệt độ lại thay đổi bất thường về phía Bắc. Đất đai Việt Nam rất màu mỡ và có nhiều nguồn tài nguyên quan trọng. Ngoài ra Việt Nam có trữ lượng dầu mỏ, than khí đốt rất lớn.
- Việt Nam chia theo địa giới hành chính gồm 63 tỉnh, thành phố trong đó có 58 tỉnh và 05 thành phố trực thuộc Trung ương. Các thành phố lớn bao gồm thủ đô Hà Nội (dân số 3,36 triệu người), Thành phố Hồ Chí Minh (dân số 6,6 triệu người), Hải Phòng (dân số 1,8 triệu người), Đà Nằng (dân số 0,81 triệu người), và Cần Thơ (dân số 1,2 triệu người), trong đó Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm văn hóa quan trọng của phía Nam.
- Năm 2007 Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Việt Nam cũng là thành viên của Liên Hiệp Quốc (UN), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực Đông Nam Á (ARF), Diễn đàn hợp tác Á -Âu (ASEM), tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
1- DÂN SỐ
- Năm 2010, dân số Việt Nam đạt 86,10 triệu người, gấp ba lần so với năm 1961. Khoảng 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, nhưng quá trình đô thị hóa đã trở nên nhanh chóng kể từ khi cuộc đổi mới kinh tế năm 1986 vì nhiều người tìm kiếm những cơ hội làm kinh tế ở các thành phố. Tốc độ tăng dân số có khuynh hướng giảm từ năm 2003 nhờ các biện pháp tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình ở quy mô cả nước. Việt Nam có thành phần dân số trẻ đáng ngạc nhiên, theo khảo sát của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam năm 2005, 68% dân số Việt Nam dưới tuổi 40.
- Điều này có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế Việt Nam là cacr nguồn lao động và tiêu thụ sản phẩm sẽ tiếp tục mở rộng trong thập niên tới. Sự tăng trưởng của lực lượng lao động cung cấp nguồn lao động dồi dào đáp ứng việc mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp và đồng thời cũng là lực lượng tiêu thu hàng hóa vì họ ở giai đoạn đỉnh điểm mua sắm. Đặc điểm này khác hản với các nước Châu Á khác, nhất là Nhật và Trung Quốc là những nước sẽ đối mặt với việc thiếu hụt lao động và dân số "lão hóa".
2. CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ
Năm |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) |
8,3 |
8,17 |
8,48 |
6,23 |
7,5 |
GDP bình quân đầu người USD |
640,00 |
729,00 |
835,00 |
870,00 |
1196,60 |
FDI (tỷ USD) |
15.80 |
21,20 |
32,32 |
96,30 |
N/A |
Xuất khẩu (tỷ USD) |
72,23 |
79,60 |
84,38 |
97,00 |
112,37 |
Nhập khẩu (tỷ USD) |
66,88 |
74,41 |
80,83 |
92,12 |
143,62 |
Chỉ số giá tiêu dùng (cuối kỳ %) |
8,40 |
6,60 |
12,63 |
18,00 |
9,00 |
Chỉ số giá tiêu dùng (Bình quân%) |
8,40 |
7,50 |
8,30 |
20,00 |
13,00 |
3. TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC
- Nền kinh tế Việt Nam đã bị đi xuống từ năm 1997 đến 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á tuy nhiên chịu tác động ít hơn so với các nước như Thái Lan, Hàn Quốc. Tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam tăng từ 4,77% năm 1999 lên 6,79% năm 2000 và từ đó GDP của Việt Nam tăng trưởng đều đặn.
- Năm 2006 GDP giảm nhẹ xuống còn 8,17% từ mức 8,43% trong năm 2005 do ảnh hưởng của thiên tai như dịch sốt xuất huyết, đặc biệt là do ảnh hưởng của ba cơn bão lớn là Chan Chu, Zang shen và Durian.
- Năm 2007 Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP 8,48% , tăng từ 8,17% trong năm 2006. GDP bình quân đầu người tăng lên 835 USD, đạt mức bình quân hàng năm 16% và tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người năm 2000. Tuy nhiên, mức tăng trưởng GDP trong sáu tháng đầu năm chỉ tăng 6,5% so với cùng kì năm trước (7,91%) do bởi lạm phát tăng cao và chính sách thắt chặt tiền tệ.
- Năm 2008 đến năm 2010 đây là thời kỳ Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng vượt bậc GDP 12,42% , tăng từ 8,48% trong năm 2008. GDP bình quân đầu người tăng lên 1.235 USD, đạt mức bình quân hàng năm 19% và tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người năm 2003.
- Năm 2010 đến năm 2013 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới nên nền kinh tế Việt Nam phải chịu ảnh hưởng nặng lề…đầu tư giảm hẳn….
- Năm 2013 – 2015 từ cuối năm 2013 đến năm 2015 nền kinh tế Việt Nam đã dần dần hội phục, đặc biệt từ đầu năm 2014 đền nay nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi và đi vào ổn định. Đầu tư đã ổn định và phát triển……
4- CƠ CẤU KINH TẾ
- Chính phủ ưu tiên nhiệm vụ xây dựng lại cơ cấu nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế sản xuất sang kinh tế dựa vào dịch vụ. Năm 2007, ngành công nghiệp và xây dựng đã đóng góp rất lớn (41,61%) vào tổng nguồn GDP của cả nước. Ngành dịch vụ đóng góp 38,14% vào GDP trong đó ngành nông lâm ngư nghiệp đóng góp 20,25% vào tổng nguồn GDP của Việt Nam.
- Quí I năm 2008, ngành dịch vụ đã đóng góp lớn nhất vào GDP của cả nước, đạt gần 43,99%. Ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp 42,29% và ngành nông lâm ngư nghiệp đóng góp 13,72%.
5- GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI
- Năm 2000 GDP bình quân đầu người là 404 USD, đến năm 2007 đã tăng gấp đôi lên mức 835 USD. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 (đến năm 2010 tỉ lệ tăng trưởng GDP là 7,5% - 8% năm, GDP bình quân đầu người là 1.100 USD).
- Nguồn vốn FDI đã và đang là yếu tố quan trọng của sự phát triển kinh tế Việt Nam. Nguồn vốn FDI tăng lên đáng kể từ khi thực hiện Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp năm 2006 và việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007.
- Năm 2007, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt mức kỷ lục 20,32 tỷ USD, gấp hai lần so với mức kỷ lục 2006. Ba địa phương đứng đầu thu hút FDI gồm Thành Phố Hồ Chí Minh (2,28 tie USD), Hà Nội (1,99 tỉ USD) và tỉnh Đồng Nai (1,79 tie USD).
- Năm 2008…
- Năm 2012…
- Năm 2014….
6- HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
- Xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm dầu thô, dệt may và hải sản, giữ vững mức tăng trưởng liên tục củ hoạt động xuất khẩu là một trong những điều được ưu tiên đầu tiên trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 48,48 tỷ USD, chiếm 65% tổng GDP của Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch 1 tỉ USD/năm trở lên gồm có dầu thô, hải sản, cao su, gạo dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm từ gỗ và cà phê. Theo Bộ Thương mại, các tỉnh dẫn đầu về xuất khẩu Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hòa Bình, Kiên Giang và Quảng Nam.
- Nhập khẩu: Năm 2009, hoạt động Nhập khẩu của Việt Nam đạt kỷ lục, đạt mức 35,5% tương đương 60,83 tỉ USD. Chính vì vậy nhập siêu đã tăng lên 12,45 tỉ USD, cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra năm 2008 ( vào khoảng 8 tỉ USD). Đã có 13 mặt hàng với trị giá 1 tỉ USD được nhập khẩu. Những lý do khiến cho hoạt động nhập khẩu tăng vọt gồm có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, giá các mặt hàng nhập khẩu như thép và xăng dầu tăng cao. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm máy móc thiết bị, sản phẩm dầu mỏ phục vụ cho sản xuất và các nguyên liệu chính cho ngành giày da, phụ liệu dệt may.
- Xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bao gồm dầu thô, dệt may và hải sản, giữ vững mức tăng trưởng liên tục củ hoạt động xuất khẩu là một trong những điều được ưu tiên đầu tiên trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 68,68 tỷ USD, chiếm 68% tổng GDP của Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch 3 tỉ USD/năm trở lên gồm có dầu thô, hải sản, cao su, gạo dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm từ gỗ và cà phê. Theo Bộ Thương mại, các tỉnh dẫn đầu về xuất khẩu Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hòa Bình, Kiên Giang và Quảng Nam.
- Nhập khẩu: Năm 2014, hoạt động Nhập khẩu của Việt Nam đạt kỷ lục, đạt mức 45,5% tương đương 72,83 tỉ USD. Chính vì vậy nhập siêu đã tăng lên 16,45 tỉ USD, cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra năm 2013 ( vào khoảng 12 tỉ USD). Đã có 16 mặt hàng với trị giá 2 tỉ USD được nhập khẩu. Những lý do khiến cho hoạt động nhập khẩu tăng vọt gồm có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, giá các mặt hàng nhập khẩu như thép và xăng dầu tăng cao. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm máy móc thiết bị, sản phẩm dầu mỏ phục vụ cho sản xuất và các nguyên liệu chính cho ngành giày da, phụ liệu dệt may.
7- VỀ LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG, GIAO THÔNG, THỦY LỢI
- Về lĩnh vực đầu tư hạ tầng…..
- Giao thông….
- Thủy lợi…..
8- CHỈ SỐ TIÊU DÙNG
- Do tác động từ phát triển kinh tế mạnh mẽ, nguồn vốn FDI tăng cao, mức lương và giá cả hàng hóa tăng dẫn đến lạm phát tăng cao trong cuối năm 2009. Tỉ lệ lạm phát đã chạm mức 18% vào tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008. Quí I năm 2008, CPI tăng 16,38% so với cùng kỳ năm trước và nửa năm 2009, CPI tăng 20,34% so với nửa đầu năm 2008.
- Theo đánh giá của Ngân hàng Châu Á (ADB), sự tăng trưởng liên tục của nguồn vốn FDI, nguồn kiều hối đã dẫn đến Việt Nam tăng giá, do đó xuất khẩu giảm sức cạnh tranh. Điều này ảnh hưởng đến thâm hụt cán cân thương mại và dẫn đến nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế. Để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ đã mua USD, do đó nguồn vốn cung VNĐ tăng lên dẫn đến áp lực tăng lạm phát bắt đầu cuối năm 2008.
- Các mặt hàng tăng giá mạnh nhất là thực phẩm và vật liệu xây dựng. Chi phí xây dựng đã leo thang đáng kể do nhiều dự án được đầu tư xây dựng trong khi đó nguồn cung cấp vật liệu xây dựng có chất lượng còn hạn chế.
- Năm 2014 nền kinh tế dần dần đã đi vào ổn định, mức lương và giá cả hàng hóa ổn định tỷ lệ lạm phát ở mức thấp trong cuối năm 2013 đầu năm 2014. Tỉ lệ lạm phát ở mức 8% vào tháng 12 năm 2014 so với tháng 12 năm 2013. Quí I năm 2014, CPI tăng 11,38% so với cùng kỳ năm trước và nửa năm 2014, CPI tăng 12,13% so với nửa đầu năm 2013.
- Theo đánh giá của Ngân hàng Châu Á (ADB), năm 2014 sự tăng trưởng liên tục của nguồn vốn FDI, nguồn kiều hối đã về mức ổn định, xuất khẩu đã tăng sức cạnh tranh. Điều này đã phầm nào làm cân bằng cán cân thương mại..
- Các mặt hàng thực phẩm và vật liệu xây dựng đã giữ được ở mắc giá phù hợp. Chi phí xây dựng đã ở về mức trung bình do vậy đã có nhiều dự án được đầu tư xây dựng.
B- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LẠNG SƠN
1- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
- Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía đông bắc Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 8,331 km2, giáp với Cao Bằng ở phía Băc, giáp với tỉnh Bắc Giang ở phía Đông Nam, hướng Nam giáp với biên giới Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây) ở phía Đông có đường biên giới dài 253 km, giáp với tỉnh Quảng Ninh ở phía Đông - Bắc và các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên ở phía Tây.
- Lạng Sơn có 10 huyện và 1 thành phố. 226 xã phường, thị trấn bao gồm: Thành phố Lạng Sơn và các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế hành chính của tỉnh Lạng Sơn.
2- DÂN SỐ
- Dân số trung bình của Lạng Sơn 752 nghìn người năm 2007, chiếm khoảng 0,88% dân sô cả nước. Mật độ dân số khoảng 90 người /km2. Các dân tộc đang sinh sống tại tỉnh Lạng Sơn gồm có 7 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Nùng chiếm 42,97%. Tày chiểm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại các dân tộc Dao,Hoa, Sán Chay, H"Mông...
3- CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
- Tuy là tỉnh miền núi, nhưng Lạng Sơn chỉ cách Thủ đô Hà Nội 154 km, lại nằm cạnh tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống giao thông Lạng Sơn rất thuận lợi, là đầu mối tuyến Quốc lộ 1A, nơi bắt nguồn của con đường 4B ra Trà Cổ, vịnh Hạ long - Quảng Ninh, đường 4A lên Pắc Bó - Cao Bằng, đường 1B sang Thái Nguyên, đường 3B sang Na Rì - Bắc Cạn đồng thời có tuyết đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc vươn tới các nước Đông Âu.
- Lạng Sơn còn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thông buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa và du lịch từ đó Lạng Sơn trở thành đầu mối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó dự án phát triển khu đô thị, vui chơi giải trí như Phú Lộc, Hoàng Đồng, Mai Pha, Đèo Giang,.. đã và đang được triển khai xây dựng. Với những lợi thế trên Lạng Sơn đặc biệt có tiềm năng trong phát triển lĩnh vực dịch vụ.
* Cơ cấu kinh tế:
- Do lợi thế về điều kiện tự nhiên, nên tiềm năng, thế mạnh chính của Lạng Sơn là " Phát triển du lịch, dịch vụ và kinh tế cửa khẩu" Đây là hướng quan trọng, mũi nhọn để tỉnh Lạng Sơn đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
- Từ năm 1998 đến năm 2009, tỉnh Lạng Sơn đã cấp phép cho 56 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký đạt 156, 6 triệu USD. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 25 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 56,8 triệu USD; Chủ yếu đầu tư váo các lĩnh vực Trung tâm thương mại, bán hàng miễn thuế, sản xuất điện và điện tử ... đối tác chủ yếu từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
- Nhìn chung lĩnh vực đầu tư nước ngoài của tỉnh Lạng Sơn còn mới và chưa phát triển đúng mức, chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Hiện tỉnh đang có 3 dự án trong giai đoạn thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đạt trên 100 triệu USD, trong đó có một dự án công ty liên doanh quốc tế Lạng Sơn với tổng mức đầu tư 58 triệu USD, mục tiệu hoạt động là sân golf, khách sạn, vui chơi giải trí.
- Từ năm 2103 đến năm 2015, tỉnh Lạng Sơn đã cấp phép cho 124 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký đạt 656, 6 triệu USD. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 75 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 156,2 triệu USD; Chủ yếu đầu tư váo các lĩnh vực Giao thông cho các tuyến cửa khẩu, Trung tâm thương mại, bán hàng miễn thuế, sản xuất điện và điện tử ... đối tác chủ yếu từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật.
- Hiện nay lĩnh vực đầu tư nước ngoài của tỉnh Lạng Sơn đã phát triển hơn rất nhiều so với những năm 2000 đến 2010. Hiện tỉnh đang có 12 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đạt trên 565 triệu USDí.
* Xuất nhập khẩu:
Theo thống kê trong mấy năm gần đây hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn chiếm 85% lượng hàng hóa xuất khẩu qua các tỉnh phía Bắc vì các cửa khẩu tại Quảng Ninh, Cao bằng hiện nay là rất ít một phần do ảnh hưởng của sự đầu tư cửa khẩu của nước bạn là Trung Quốc . Hàng năm có trên 2.500 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, với các sản phẩm chủ yếu là hàng tạm nhận tái xuất các mặt hàng đông lạnh, nông, lâm thủy hải sản như: Hạt điều, cà phê,cao su, dầu dừa, cua, cá mực.. Nhập khẩu chủ yếu là các vật tư, máy móc thiết bị, hóa chất cơ bản để phục vụ sản xuất, hàng tạm nhập tái xuất chủ yếu là quoặng kim loại.
4- TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
Thành phố Lạng Sơn nằm ở vị trí từ 21,45o - 220 vĩ Bắc, 106,390 - 107,030 kinh Đông, có diện tiachs tự nhiên khoảng 79,18 km2. Cách Thủ đô Hà Nội 154 km, cách cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị 14 km và cách 5 cặp chợ đường biên Việt - Trung thuộc huyện Cao Lộc, Lộc Bình,Văn Lãng tư 25 đến 30 km. Theo số liệu từ phòng thống kê thành phố Lạng Sơn nhiệt độ trung bình là 21,70C. Về hành chính, thành phố Lạng Sơn được chia thành 8 đơn vị hành chính, bao gồm 5 phường và 3 xã.
DÂN SỐ
Dân số của thành phố ước tính có hơn 148.000 người, dân số thành thị chiếm 78%, dân số nông thôn chỉ chiếm 22%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,92%. Cư trú tại thành phố ngoài 4 dân tộc chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Hoa còn có các dân tộc Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Ngái...
Thành phố Lạng Sơn hiện có 89.200 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chỉ chiếm 26% so với lao động trong độ tuổi. Số lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm hơn 10% trong tổng số lao động. Theo số liệu của phòng thống kê thành phố, năm 2006, GDP tăng 15,2% so với năm 2005, GDP bình quân đầu người đạt 1300 USD/người/năm. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm thương mại của cùng núi Đông Bắc của Việt Nam. Hoạt động của các thành phần kinh tế phát triển ổn định, phong phú và đa dạng. Hiện Thành phố có hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, hơn 4.000 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
DU LỊCH
Số lượng khách đến thành phố Lạng Sơn ngày càng nhiều nhờ vào những danh lam thắng cảnh như Nhị Thanh, Tam Thanh, Mẫu Sơn; những di tích lịch sử như Ải Chi Lăng; các lễ hội dân gian truyền thống... cũng như do nhu cầu thương mại, hội nghị hội thảo. Không những thế, Lạng Sơn còn là điểm trung chuyển khách du lịch và giao lưu thương mại với Trung Quốc. Do đó, Lạng Sơn là điểm du lịch quan trọng nằm trong không gian du lịch miền núi Đông Bắc trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Phía đông là trung tâm du lịch biển Hạ Long (Quảng Ninh) - Cát Bà (Hải Phòng), phía nam là thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận, phía tây là tiểu vùng du lịch Tây Bắc. Đặc biệt phía bắc là Trung Quốc, một thị trường du lịch đầy tiềm năng và triển vọng. Theo thống kê, trong quý I năm 2009, thành phố Lạng Sơn đã đón gần 729.000 lượt khách du lịch, tăng 67,2% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó lượng khách quốc tế ước đạt 68.000 lượt, tăng 74,4% và lượng khách trong nước ước đạt 661.000 lượt người, tăng 66,5% so với cùng kỳ năm 2008.
Theo thống kê, trong quý I năm 2014, thành phố Lạng Sơn đã đón gần 922.000 lượt khách du lịch, tăng 72,2% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó lượng khách quốc tế ước đạt 72.000 lượt, tăng 84,1% và lượng khách trong nước ước đạt 621.000 lượt người, tăng 59,5% so với cùng kỳ năm 2013.
5- HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG TỈNH LẠNG SƠN
Hệ thống giao thông Lạng Sơn rất thuận lợi, là đầu mối tuyến quốc lộ 1A, nơi bắt nguồn của con đường 4B ra Trà Cổ, vịnh Hạ Long - Quảng Ninh, đường 4A lên Pắc Bó - Cao Bằng, đường 1B sang Thái Nguyên, đường 3B sang Na Rì - Bắc Cạn đồng thời có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc vươn tới các nước Đông Âu. Bên cạnh đó, Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hoá và phát triển du lịch từ đó Lạng Sơn trở thành đầu mối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Lạng Sơn có 7.856,7 km đường bộ, trong đó có 3.374,78 km đường bộ ôtô đi được,
Quốc lộ 1A: tuyến quốc lộ xuyên Việt, từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan qua địa phận Lạng Sơn về Hà Nội, có chiều dài đoạn qua tỉnh là 126km - chất lượng tốt.
Quốc lộ 1B: từ Lạng Sơn qua Thái Nguyên - chất lượng tốt.
Quốc lộ 4A: từ Lạng Sơn đi Cao Bằng - chất lượng tốt.
Quốc lộ 4B: Lạng Sơn qua Tiên Yên đến thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) - chất lượng tốt.
Quốc lộ 31: từ huyện Đình Lập đi Bắc Giang - chất lượng tốt.
Quốc lộ 279: từ huyện Bình Gia đi Thái Nguyên - chất lượng tốt.
Quốc lộ 3B: từ huyện Tràng Định đi Bắc Kạn - chất lượng tốt.
6- QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG THỦY LỢI VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030
Đã triển khai thực hiện 26 dự án đầu tư xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật với tổng mức đầu tư được duyệt là 5.609 tỷ đồng, trong đó đầu tư trong lĩnh vực giao thông là 3.500 tỷ đồng chiếm 72%, thủy lợi và hạ tầng khác chiếm 28%.
C- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC KHAI THÁC MỎ VÀ THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI LẠNG SƠN
1- NGUỒN CUNG VÀ CẦU HIỆN HỮU TẠI THỊ TRƯỜNG LẠNG SƠN.
Nhìn chung, số lượng mỏ khai thác đá và mỏ khai thác cát ở tỉnh Lạng Sơn không ít, tuy nhiên mỗi mỏ lại chỉ đáp ứng được một lượng sản phẩm rất nhỏ. Mỏ lớn nhất cũng chỉ khai thác được 500.000 – 800.000 m3/năm. Khi có công trình với số lượng lớn thì một mỏ lại không đáp ứng được, phải mua ở nhiều mỏ mới đáp ứng được nhu cầu dẫn đến việc vận chuyển xa làm ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm.
2- SỐ MỎ ĐƯỢC CẤP PHÉP KHAI THÁC TẠI TỈNH LẠNG SƠN.
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lạng Sơn toàn tỉnh có 32 mỏ được hoạt động. Trữ lượng được cấp phép bình quân 1.200 m3/mỏ (trữ lượng thực tế thì rất lớn nhưng trữ lượng cấp phép chỉ bằng 20 – 30 %).
Theo khảo sát của chúng tôi, đến nay, số lượng mỏ đều tập trung ở Quốc lộ 1A từ Thành phố Lạng Sơn về Bắc Giang.
3- PHÂN KHÚC NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VỀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI LẠNG SƠN:
Huyện Cao Lộc và huyện Văn Lãng là hai huyện chiếm gần hết các Cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Do vậy với chính sách ưu tiên tập trung phát triển khu vực kinh tế Cửa khẩu của tỉnh thì nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn.
Các dự án chuẩn bị đầu tư, đã và đang được đầu tư xây dựng. Dự án đường cao tốc Quốc lộ 1A đang bắt đầu khởi công từ thàng 5/2015 nằm trên địa phận huyện Cao Lộc là chủ yếu, đường Quốc lộ 4A đang đầu tư khởi công tháng 4/2015 nằm trên địa phận huyện Văn Lãng, đường Quốc lộ 4B chuẩn bị khởi công tháng 9/2015 nằm chủ yếu trên địa phận huyện Cao Lộc.
Các Cửa khẩu Bình Nghi huyện Tràng Định là Cửa khẩu Quốc gia đã được phê duyệt quy hoạch với quy mô lớn. Bên cạnh đó các tuyến đường Cửa khẩu Hữu Nghị, các khu đô thị, trung tâm thương mại ở Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh đang được đầu tư cơ sở hạ tầng.
Chúng tôi ước đoán nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung, vật liệu xây dựng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường là rất lớn..
4- NHU CẦU ƯỚC ĐẠT TẠI LẠNG SƠN:
Nhu cầu về vật liệu làm đường giao thông ước đạt 8 triệu m3/năm; Nhu cầu thị trường khu vực các huyện Văn Lãng, Cao Lộc, Tràng Định ước đạt 1,5 triệu m3/năm.
5- CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUI MÔ CÁC MỎ TẠI LẠNG SƠN:
Các mỏ từ TP Lạng Sơn về Bắc Giang dọc theo tuyến đường Quốc lộ 1A và 4B có qui mô khai thác và cơ sở vật chất tốt hơn.
Các mỏ từ TP Lạng Sơn về Cao Bằng dọc theo Quốc lộ 1A và 4A có qui mô khai thác và cơ sở vật chất kém hơn.
6- CHI TIẾT CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUI MÔ KHAI THÁC CÁC MỎ ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI LẠNG SƠN:
Mỏ đá Đồng Bành thuộc huyện Chi Năng :
Nằm trên Quốc lộ 1A là mỏ có cơ sở vật chất và qui mô khai thác là lớn nhất khoảng 1,2 triệu m3/ năm, thị trường đầu ra chuyên phục vụ cho nhà máy xi măng Đồng Bành.
Mỏ đá Võ Nói thuộc huyện Hữu Lũng:
Nằm trên Quốc lộ 1A giáp với tỉnh Bắc Giang là mỏ cũng có cơ sở vật chất và quy mô khai thác lớn khoảng 0,8 triệu m3/năm, thị trường đầu ra chủ yếu phục vụ cho các nhà máy xi măng thuộc tính Bắc Giang.
Mỏ đá Hoàng Phúc thuộc huyện Văn Lãng:
Nằm trên Quốc lộ 4A, điểm nối gần nhất với đường 379 đường tuần tra biên giới là mỏ có cơ sở vật chất và quy mô khai thác lớn nhất trong khu vực từ tuyến đường 1A sang 4B về Cao Bằng. Trữ lượng hiện trạng tự nhiên khoảng 35 triệu m3. Quy mô khai thác 0,85 triệu m3/năm, thị trường chủ yếu phục vụ cho 02 nhà máy xi măng Lạng Sơn và vật liệu xây dựng và đường giao thông.
Mỏ đá Giang Sơn thuộc huyện Cao Lộc:
Nằm trên Quốc lộ 1B đi Thái Nguyên là mỏ có cơ sở vật chất và quy mô khai thác trung bình Trữ lượng hiện trạng tự nhiên khoảng 7,5 triệu m3. Quy mô khai thác 0,45 triệu m3/năm, thị trường chủ yếu phục vụ cho vật liệu xây dựng và đường giao thông.
7- NGUỒN CUNG TƯƠNG LAI TẠI LẠNG SƠN.
Mỏ đá Đồng Bành thuộc huyện Chi Năng :
Nằm trên Quốc lộ 1A là mỏ có cơ sở vật chất và qui mô khai thác là lớn nhất có khả năng khai thác và cung cấp cho thị trường khoảng 1,7 triệu m3/ năm.
Mỏ đá Võ Nói thuộc huyện Hữu Lũng:
Nằm trên Quốc lộ 1A giáp với tỉnh Bắc Giang là mỏ cũng có cơ sở vật chất và quy mô khai thác lớn có khả năng khai thác và cung cấp cho thị trường khoảng 1,2 triệu m3/năm.
Mỏ đá Hoàng Phúc thuộc huyện Văn Lãng:
Nằm trên Quốc lộ 4A là mỏ có cơ sở vật chất và qui mô khai thác là lớn nhất có khả năng khai thác và cung cấp cho thị trường khoảng 1,5 triệu m3/ năm.
Mỏ đá Giang Sơn thuộc huyện Cao Lộc:
Nằm trên Quốc lộ 1B là mỏ có cơ sở vật chất và qui mô khai thác là lớn nhất có khả năng khai thác và cung cấp cho thị trường khoảng 0,7 triệu m3/ năm. Ngoài ra một số mỏ đá khác sẽ được tiếp tục đầu tư.
8- TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG TẠI LẠNG SƠN
Trong tương lai gần thì nhu cầu tiêu thụ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường ở Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng là rất lớn, ngoài việc dùng làm vật liệu xây dựng và làm đường giao thông cung cấp cho địa phương thì việc cung cấp cho các tỉnh lân cận là rất lớn vì nguồn tài nguyên ở các tỉnh lân cận Lạng Sơn rất hạ chế.
Hiện nay ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình các nhà máy sản xuất vôi xuất khẩu đang hoạt động với số lượng rất lớn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đâì Loan, Nhật và Hàn Quốc….Hiện tại do Lạng Sơn là một tỉnh miền núi vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ do vậy giá thành cao. Tại thời điểm hiện tại việc cung cấp cho các tỉnh lân cận và cung cấp cho các nhà sản xuất vôi bột được sản xuất từ đá để xuất khẩu ở Lạng Sơn là chưa phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Với tương lai gần nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, với nguồn tài nguyên lớn sẵn có như ở Lạng Sơn sẽ mang lại nguồn thu là rất lớn….
9- HẠN CHẾ
Hệ thống mỏ tại Lạng Sơn chưa được đầu tư lớn, cơ chế cấp phép còn bừa bãi chư có kế hoạch vùng, việc đầu tư của Doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, thiết bị chủ yếu được gia công sản xuất trong nước. Chi phí lãng phí lớn chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng. ..
D- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC MỎ VÀ XUẤT KHẨU TẠI LẠNG SƠN
1- NGUỒN CUNG VÀ NHU CẦU HIỆN HỮU
Hệ thống các mỏ Lạng Sơn nhìn chung cũng đã được đầu tư ở mức trung bình sản xuất ra đủ các sản phẩm phục vụ cho thị trường nội địa. Tuy nhiên nhu cầu về xuất khẩu vôi được sản xuất từ đá rất lớn, trong khi nguồn cũng cấp hiện nay cũng rất lớn, nhưng về mặt vị trí địa lý Lạng Sơn là một tỉnh miền núi không thế phát triển được về giao thông đường thủy để giảm giá thành. Nên trong giai đoạn hiện nay việc xuất khẩu các sản phẩm làm từ đá ở Lạng Sơn là chưa phù hợp.
2- PHÂN KHÚC NHU CẦU
Nhu cầu về vật liệu xây dựng là nhu cầu không thể thiếu của bất kỳ mỗi Quốc gia, mỗi vùng miền. Nhu cầu về đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường và các sản phẩm làm từ đá của các nước trong khu vực là rất lớn. Trong tương lại gần việc khai thác sản xuất các sản phẩm tư đá vôi đá vôi để xuất khẩu sang các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật là rất lớn.
3- TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG
Trong tương lai gần thì nhu cầu tiêu thụ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường ở Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng là rất lớn, ngoài việc dùng làm vật liệu xây dựng và làm đường giao thông thì đá vôi còn dùng để lung vôi và xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiện nay ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình các nhà máy sản xuất vôi xuất khẩu đang hoạt động với số lượng rất lớn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đâì Loan, Nhật và Hàn Quốc….
Hiện tại do Lạng Sơn là một tỉnh miền núi vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ do vậy giá thành cao. Tại thời điểm hiện tại việc xuất khẩu vôi bột được sản xuất từ đá ở Lạng Sơn là chưa phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Với tương lai gần nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, với nguồn tài nguyên lớn sẵn có như ở Lạng Sơn sẽ mang lại nguồn thu là rất lớn….
4- HẠN CHẾ
Chậm phát triển cơ sở hạ tầng. Thiết bị khai thác, sản xuất chế biến, đặc biệt là nguồn nhân lực. Đội ngũ phục vụ còn thiếu chuyên nghiệp.
Thiếu các mỏ có qui mô đầu tư lớn.
Dịch vụ phục vụ còn nhiều hạn chế.
E- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MỎ SẮT, MỎ ĐÁ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI & KHOÁNG SẢN HOÀNG PHÚC
1- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI & KHOÁNG SẢN HOÀNG PHÚC.
- Công ty cổ phần xây dựng thương mại và khoáng sản Hoàng Phúc được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 08/02/2008.
+ Địa chỉ: Thôn Lũng Cùng, xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
+ Mã số thuế: 4900270327.
+ Loại hình Doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
+ Nghành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, khai thác mỏ sắt, mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường và kinh doanh XNK các sản phẩm quoặng sắt, xây dựng các công trình giao thông thủy lợi; Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; Mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B,C,D.
+ Vốn đăng ký kinh doanh lần đầu: 8 tỷ.
+ Vốn đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5: 38 tỷ.
+ Người đại diện theo pháp luật của Công ty: ông Lê Thanh Hồng - Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Trường Sơn - Tổng Giám đốc.
2- VỊ TRÍ, QUI MÔ VÀ TIỀM NĂNG CỦA MỎ SẮT, MỎ ĐÁ THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI & KHOÁNG SẢN HOÀNG PHÚC:
- Vị trí: Mỏ săt, mỏ đá Hoàng Phúc nằm ngay cạnh Quốc lộ 4A đi Cao Bằng, giáp gianh với đường tuần tra biên giới 279, nằm ở ngay cạnh các Cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Bình Nghi, Na Hình, Nà Nưa và cùng địa phận với 2 nhà máy sản xuất xi măng Lạng Sơn. Tổng diện tích khu mỏ rộng trên 20 ha.
- Quy mô đầu tư lớn với trữ lượng 18 triệu tấn đối với mỏ săt và mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường với trữ lượng 35 triệu m3+. Công suất khai thác 0,5 triệu tấn/năm đối với mỏ sắt và 1,2 triệu m3 /năm đối với mỏ khai thác đá.
- Diện tích khu mỏ, tổng diện tích khu mỏ trên 20 ha, rất thuận lợi về giao thông phù hợp cho nhà đầu tư trong việc triển khai dự án với quy mô lớn.
- Dự án nằm trong khu có nhiều lợi thế hơn các mỏ khác
- Liên kết trực tiếp từ hướng quốc lộ 1A, Quốc lộ 4A, đường tuần tra biên giới , đường 279. Dự án sẽ thu hút nhiều khách hàng lớn.
- Tiềm năng của mỏ là rất lớn vì Lạng Sơn có những điều kiện thuận lợi để phát triển các Cửa khẩu, các khu vực Cửa khẩu các loại hình du lịch như vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh, chợ đường biên, cửa khẩu quốc tế,…Do vậy việc phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng là rất cần thiết từ đó nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng cao.
3- QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI & KHOÁNG SẢN HOÀNG PHÚC TỪ NĂM 2008 - NAY
Tham khảo Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán.
MIÊU TẢ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT,GIA CÔNG, NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH, MÁY MÓC THIẾT BỊ CHÍNH SỬ DỤNG.
1.Quy trình sản xuất gia công.
1.1-Khai thác đá hộc:
- Sử dụng thiết bị khoan đường kính mũi khoan 90mm, khoan với chiều sâu bình quân 10m, dùng thuốc nổ (vật liệu nổ công nghiệp) sau khi nổ sản phẩm đá hộc kích thước từ 10cm3 – 2m3; Sau đó khoan, nổ mìn để ra sản phẩm có kích thước từ 1m cm3 – 60 cm3.
+ Lựa chọn Sản phẩm theo tiêu chuẩn đá hộc riêng dùng để bán cho các đơng vị sử dụng xây kè đá….
+ Sản phẩm còn lại sẽ được đưa về dây chuyền nghiền.
1.2- Quy trình sản xuất gia công.
- Dùng máy xúc đào bánh xích xúc lên xe vận chuyển vào máng nghiền.
+ Dây chuyền nghiền đá là dây chuyền khép kín đồng bộ.
- Sản phẩm được chạy qua hàm nghiền sau đó qua búa đập, cuối cùng sản phẩm được đưa lên sàng phân loại.
Sản phẩm sau khi được đưa qua sàng phân loại sẽ phên ra làm 5 sản phẩm
+ Đá 4x6
+ Đá 2x4
+ Đá 1x2
+ Đá 0,5 x 1
+ Đá mạt
- Sau khi sản phẩm được phân loại ra từng đống sẽ dùng máy xúc bánh lốp hoặc máy xúc lật xúc lên xe ô tô tự đổ đi tiêu thụ.
2- Nguyên liệu chính dùng để khai thác và gia công:
2.1- Nguyên liệu: Thuốc nổ (vật liệu nổ công nghiệp)
2.2- Nhiên liệu: xăng , dầu DIEZEN.
3- Máy móc thiết bị chính để sử dụng cho việc khai thác, sản xuất gia công.
3.1- Thiết bị khoan nổ: máy hơi 03 máy, khoan dàn 01 dàn, khoan cần 10 máy.
3,2- Thiết bị vận chuyển: Máy xúc đào bánh xích 02 máy, máy xúc bánh lốp hoặc xúc lật 01 máy, ô tô tự đổ 12-15m3 04 xe.
3.3- Dây chuyền nghiền đá, sàng phân loại: 01 dây chuyền công suất 40m3/h.